Tết Trung Thu là một ngày lễ đặc biệt trong năm được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là dịp mọi người được quây quần ăn uống và trò truyện, là dịp tụ họp đông đủ mọi thành viên trong gia đình. Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn ý nghĩa của ngày tết Trung Thu.
Tết Trung Thu 2022 theo dương lịch
Năm nay tết Trung Thu sẽ rơi vào ngày 10 tháng 9 năm 2022. Mong rằng năm nay mọi người sẽ được về với gia đình gặp mặt và vui lễ cùng nhau.
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác Tết Thiếu Nhi, Tết Trẻ Con, Tết Hoa Đăng, Tết Đoàn Viên. Còn tên tiếng anh của tết Trung Thu là Mid-autumn Festival.
Nguồn gốc của Tết Trung
Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ có mặt ở Việt Nam, mà nó cũng được tổ chức ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản,… Và nguồn gốc của ngày lễ này hiện nay vẫn chưa rõ xuất phát từ đâu, có từ lúc nào.
Cũng có người cho rằng Tết Trung Thu tại Việt Nam là do du nhập từ Trung Quốc. Và theo người Trung Quốc, ngày lễ này có vào thời Đường Minh Hoàng (Thời Nhà Đường).
Cụ thể là khi vua đi dạo vườn Ngự Uyển vào đúng đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đó là một ngày trăng rất tròn và sáng, quang cảnh thanh mát. Lúc đang thưởng ngoạn thì vua đã gặp đạo sĩ La Công Viễn – Diệp Pháp Thiện. Sau đó, ông đã dùng phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn”, nhà vua và pháp sư đã được Hằng Nga đón tiếp nồng hậu bằng việc sai tiên nữ mang bánh tiên (Bánh Trung Thu) đến mời và lệnh cho các tiên nữ múa hát. Nhà vua rất vui vẻ khi được thưởng thức một món ăn ngon ở một nơi có khung cảnh đẹp.
Vậy nên, khi về đến trần gian, vua sai người làm “bánh tiên” – Loại bánh có hình tròn như mặt trăng nên còn gọi là ”bánh Trăng” vào ngày này hằng năm để ghi nhớ dịp đặc biệt này. Cứ thế, mỗi năm khi đến ngày này, lúc trăng sáng nhất, vua và quần thần đều ngắm trăng và ăn bánh. Kể từ đó hình thành nên tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8.
Ngoài ra, ở Trung Quốc cũng có tích về Hằng Nga và Hậu Nghệ để nói về nguồn gốc lễ Tết này. Tương truyền Hằng Nga và Hậu Nghệ là một đôi phu thê tương ái. Hậu Nghệ đã được Vương Mẫu nương nương ban cho thuốc trường sinh, nếu uống thuốc vào sẽ có thể thành tiên bay lên trời. Nhưng vì rất yêu Hằng Nga, không muốn rời xa nàng nên anh đã đưa nàng cất thuốc.
Đến một ngày, khi Hậu Nghệ phải cùng học trò đi xa. Kẻ xấu Bồng Mông đã đột nhập vào nhà ép Hằng Nga đưa ra loại thuốc quý đó nhưng nàng lại không chịu. Trong lúc nguy cấp, Hằng Nga đã uống thứ thuốc đó và rời khỏi mặt đất và bay lên trời. Nhưng vì còn vương vấn tình nghĩa với Hậu Nghệ nên nàng chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất và trở thành tiên ở đó.
Sau khi Hằng Nga thành tiên nữ, người dân ngôi làng thường lần lượt bày hương án dưới ánh trăng để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an. Từ đó xuất hiện phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu được lưu truyền trong dân gian.
Nhưng theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa. Và bằng chứng là nó đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì Tết Trung Thu đã được tổ chức với các lễ hội rước đèn, đua thuyền,… ở kinh thành Thăng Long từ đời nhà Lý. Và vào thời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức vô cùng xa hoa trong phủ Chúa.
Và nếu như ở Trung Quốc có tích Hằng Nga và Hậu Nghệ để kể về nguồn gốc của Tết Trung Thu. Thì tại Việt Nam cũng có sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc Cung Trăng để kể cho sự kiện đặc biệt này.
Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Mỗi một sự kiện diễn ra sẽ có cho nó một ý nghĩa riêng, Tết Trung Thu cũng vậy.
Tết Trung Thu lúc ban đầu là lúc để người lớn cùng nhau ăn bánh, uống trà và thưởng nguyệt. Đồng thời vì đây là lúc trăng sáng nhất, cao nhất nên sẽ rất thích hợp để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Tương truyền, nếu như trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Còn nếu trăng thu có màu xanh hay màu lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Và nếu trăng thu có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Sau đó, vì các hoạt động chủ yếu là rước đèn, phá cỗ đều nhận được sự yêu thích rất lớn từ trẻ em. Thế nên, cứ vào dịp này thì bố mẹ sẽ mua đèn lồng, mua bánh kẹo sắp thành mâm cỗ và tạo nên một cuộc vui nhỏ cho trẻ em trong nhà, trong xóm. Như vậy, Tết Trung Thu cũng giúp trẻ em hiểu được phần nào tấm lòng của cha mẹ, sự yêu thương vô bờ bến mà họ dành cho mình.
Và đồng thời, đây cũng là một ngày lễ mang ý nghĩa đoàn tụ. Bởi chính lối sống gia đình hạt nhân càng nhiều ngày nay. Mà chỉ những dịp lễ lớn cả đại gia đình mới có dịp tụ hội. Và Tết Trung Thu cũng chính là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ, mọi người tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình anh em lại càng thêm khăng khít.
Xem thêm bài viết về sức khỏe sinh sản
Bài viết hữu ích sữa tốt cho bà bầu
Đáng chú ý sữa dành cho bà bầu
Tìm hiểu thêm sữa chua cho bé 8 tháng
Phải xem sữa bột pha sẵn
Nên tìm hiểu sữa tăng chiều cao grow plus
Top bài hay sữa bà bầu
Bài viết SEO bầu 16 tuần
Nội dung cần xem bầu 11 tuần
Bài phải xem thai nhi 17 tuần tuổi
Đừng bỏ qua thai 33 tuần
Hãy xem bài này thai 17 tuần tuổi
Chia sẻ hay thai 17 tuần
Bài viết hay mẹ bầu ăn gì để vào con
Bạn nên xem bầu 33 tuần
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.