Tiêu chảy khi mang thai sẽ khiến các mẹ khó chịu và có thể gặp phải một vài rắc rối khác. Nếu như chỉ bị nhẹ có thể tự khỏi và chỉ cần bù nước. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiêu chảy nặng kèm theo đau bụng có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu, vì sức đề kháng trong thai kỳ thường bị suy giảm, hệ tiêu hóa cũng bị yếu theo nên những thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, việc ăn nhầm những thực phẩm ôi thiu và uống phải nguồn nước bẩn không phù hợp với thể trạng trong thời gian mang thai cũng khiến dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn từ chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, vẫn thường ăn các món ăn sống, các món ăn vặt hàng quán ở ngoài.
Một số thai phụ có thể bị dị ứng với sữa, thậm chí với đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất đạm khiến cơ thể không tiêu hóa được.
Những nguyên nhân khác:
- Mắc các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa.
- Khi mẹ bầu dùng thuốc điều trị huyết áp, thuốc làm giảm axit chứa magie và kháng sinh cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
- Mẹ bầu bị viêm dạ dày, bị chứng không dung nạp đường lactose hoặc ngộ độc thực phẩm.
Triệu chứng
Tiêu chảy khi mang thai sẽ có thời gian biểu hiện khác nhau, thường kéo dài từ 1 đến 10 ngày tùy thuộc vào nguyên nhân:
- Triệu chứng đau bụng tiêu chảy thường gặp như đau vùng quanh rốn, đau âm ỉ và đôi khi đau dữ dội. Đáng lo ngại hơn là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, điều này sẽ đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.
- Tiêu chảy thường đi kèm theo với nôn mửa do vi khuẩn tả hoặc rota virus gây ra. Việc đi lỏng và nôn mửa quá nhiều khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước và cơ thể suy kiệt nhanh, thậm chí nếu không kịp thời điều trị sẽ đe dọa đến tính mẹ và thai nhi.
- Phụ nữ mang thai sức đề kháng thường kém hơn mắc tiêu chảy bình thường nên mức độ nguy hiểm đối với cơ thể cũng cao hơn. Khổng chỉ tác hại đối với cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng mẹ cũng chịu ảnh hưởng, mẹ kém ăn làm thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn có thể khiến thai chết lưu trong bụng mẹ.
Sẽ rất nguy hiểm với trường hợp bà bầu tiêu chảy không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn, dùng nhiều thuốc kháng sinh để điều trị khiến mẹ bị sảy thai, nguy cơ cao để lại dị tật cho thai nhi hơn so với bình thường
Phương pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai
Bổ sung nước và điện giải
Đây là nguyên tắc điều trị điều trị tiêu chảy mà ai cũng cần thực hiện, nhất là bà bầu bị tiêu chảy. Khi đó cơ thể sẽ mất nhiều nước, nếu không bù nước sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Không chỉ uống nước lọc để bổ sung nước mà các mẹ còn có thể uống một số loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như mật ong, trà gừng. Mẹ nên ngừng đồ uống có sữa, các loại nước ép vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Các loại thực phẩm cần tránh
- Đồ chiên, nhiều dầu mỡ: Khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy thì tuyệt đối nên tránh xa nhưng loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chiên. Tuy các món chiên ngon miệng nhưng không hề tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đang mang thai.
- Nước uống có ga: Giải pháp chữa tiêu chảy là uống nhiều nước nhưng bạn không nên chọn nước uống có ga hay cà phê. Nguyên nhân là vì các loại nước này có tác dụng lợi tiểu chỉ khiến tiêu chảy trầm trọng hơn. Hàm lượng cafein có trong đồ uống cũng gây ra nhiều vấn đề với hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Sữa tươi: Không được bảo quản đúng cách sữa tươi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao. Đối với mẹ bầu bị tiêu chảy, dù sữa chứa nhiều dinh dưỡng nhưng uống nhiều cũng không thực sự tốt.
- Không nên tự ý dùng thuốc điều trị tiêu chảy khi mang thai: Mẹ không được tự ý mua thuốc về uống khi bị tiêu chảy mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Khi thăm khám, bác sĩ nắm bắt được tình hình và kê đơn thuốc phù hợp để việc chữa trị được hiệu quả hơn.
Các mẹ nên tuyệt đối cẩn trọng với vấn đề tự ý dùng thuốc, bệnh có thể không chữa được mà còn gây hại cho thai nhi.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.