Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà hiện nay khá nhiều phụ nữ gặp phải và cũng là căn bệnh khá nguy hiểm. Khi mang thai, nhau thai tạo nên các loại nội tiết tố để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng, những loại nội tiết tố này lại vô tình gây nên rối loạn nội tiết tố và làm mẹ bầu mắc chứng đái tháo đường thai kỳ.
Đây là căn bệnh cần được điều trị kịp thời để các biến chứng khác không làm hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thế nào?
Lượng Glucose trong máu tăng cao khi mang thai là lúc mà mẹ bầu đã mắc bệnh tiểu đường, bệnh thường phát hiện khi mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 24 và thường sẽ hết bệnh sau sinh khoảng 3 tháng.
Tiểu đường thai kỳ không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh từ trước, nhưng đây là nền tảng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi cũng bị tiểu đường và gây ra nhiều biến chứng khác.
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi tiêu thụ các loại thực phẩm, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate thành glucose, glucose sẽ đi vào máu và di chuyển đến các tế bào trong cơ thể để tăng năng lượng cho cơ thể.
Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai cung cấp oxy cho bé và tiết ra hormone giúp thai nhi phát triển. Để giữ được lượng đường ổn định, tuyến tụy của cơ thể cần phải tạo ra được nhiều lượng insulin, cụ thể là phải tạo được gấp 3 lần so với lượng bình thường. Với trường hợp nếu tuyến tụy không thể cung cấp đủ lượng insulin thì lúc này lượng đường trong máu sẽ tăng cao, từ đó gây nên bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, một vài nguyên nhân dưới đây cũng làm mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Mẹ bầu bị thừa cân
- Tăng cân nhanh chóng khi mang thai
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Mang thai lần trước bé nặng hơn 4kg
- Lượng đường trong máu cao
- Sản phụ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Cách điều trị an toàn
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Trong chế độ ăn, cần hạn chế lượng clo nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Tránh đồ ăn chứa nhiều đường như: kẹo, bánh kem, mứt, nước ngọt có gas…
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm nhiều đạm: phô mai, đậu phộng, trứng…
- Các loại rau xanh chứa rất ít đường và lượng carbohydrat thấp: xà lách, cà rốt, cà chua,…
Vận động thể dục thể thao nhiều hơn
Thường xuyên vận động được chứng minh là giúp điều chỉnh đường huyết ở người tiểu đường. Vận động giúp cơ thể sản xuất insulin hiệu quả vì vậy mà lượng đường được kiểm soát tốt.
Nên tập luyện nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Cũng có thể ngồi im 10 phút sau bữa ăn để giảm được lượng đường, tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Sử dụng thuốc
Điều trị bằng thuốc đối với bệnh nhân lượng đường trong máu luôn trong tình trạng không ổn định. Loại thuốc duy nhất được xem là hiệu quả và an toàn là insulin.
Và nên tự thử đường máu tại nhà từ 4-6 lần/ngày trước khi chọn điều trị bằng insulin. Tiêm insulin sau bữa ăn 2h và trước khi đi ngủ. Cần báo cáo cho bác sĩ nếu chỉ số đường máu cao và kép dài trong nhiều ngày.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.