Nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số riêng biệt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bạn vẫn thường hay nghĩ khi nhịp tăng thì chỉ số kia sẽ tăng và ngược lại. Điều này có thật sự đúng? Vậy mối quan hệ giữa huyết áp và nhịp tim là như thế nào? Cùng mình tìm hiểu nhé!
Sự khác biệt giữa nhịp tim và huyết áp
Muốn biết về mối quan hệ giữa hai chỉ số này thì trước tiên chúng ta cần hiểu về sự khác biệt giữa hai chỉ số. Huyết áp chính là áp lực của máu chảy trong thành động mạch bên trong cơ thể. Trong khi đó, nhịp tim là số lần mà tim đập trong vòng một phút, nhịp tim được điều khiển bằng hệ thống điện tim.
Khi tim đập sẽ co bóp lại và đẩy máu đi đến các mạch động ở trong cơ thể. Huyết áp sẽ tăng lên khi máu đẩy nhiều hơn để giữ cho hệ tuần hoàn tiếp tục. Đây là lý do mà mỗi nhịp tim lại mang cảm giác như một nhịp đập chứ không phải là một dòng áp lực liên tục chảy như nước đang chảy qua vòi.
Một chỉ số lý tưởng thường khi đạt 120 mmHg với huyết áp tâm thu và 80 mmHg với tâm trương. Trong khi nhịp tim nghỉ ngơi trung bình của một người trưởng thành từ 60 đến 100 nhịp trên một phút (BPM).
Với một người đang bị cao huyết, bạn không thể chỉ đo nhịp tim thay cho đo huyết áp. Ngược lại với người đang bị rối loạn nhịp tim thì việc chẩn đoán và điều trị bệnh luôn được ưu tiên xét nghiệm.
Mối quan hệ mật thiết giữa huyết áp và nhịp tim
Khi bạn hiểu rõ về mối quan hệ giữa hai chỉ số này thì bạn sẽ biết rằng nhịp tim và huyết áp không nhất thiết phải giảm và tăng cùng nhau. Các mạch máu khỏe mạnh vẫn giãn ra dù tim đập cao hơn trong một phút, cho phép mạch máu chảy qua dễ dàng.
Khi bạn tập thể thao, dù nhịp tim đập tăng hơn gấp đôi những vẫn giữ trong mức an toàn. Trong khi nhịp tim tăng thì huyết áp chỉ cần tăng thêm một chút là đáp ứng đủ nhu cầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp dẫn đến nhịp tim và huyết áp giảm và tăng cùng nhau như: lối sống kém lành mạnh, khi bạn trở nên căng thẳng, hút thuốc, thức khuya,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ảnh hưởng của nhịp tim đến sức khỏe
Huyết áp tăng là vấn đề sức khỏe khá phổ biến và tăng nguy cơ chính của bệnh đột quỵ và tim mạch. Nhịp đập tim tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người đang mắc vấn đề tim mạch.
Mặc dù mối quan hệ giữa hai chỉ số này cực kì quan trong đến sức khỏe con ngườ, nhưng nhịp tim tăng không nằm trong những yếu tố chính, để người bệnh lựa chọn điều trị. Không có nghiên cứu nào cho thấy điều trị bệnh huyết áp cao bằng việc sử dụng thuốc ổn định nhịp tim. Việc dùng thuốc hạ huyết áp cao, đặc biệt với những loại thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim, có thể không làm giảm đi huyết áp tăng.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào mối quan hệ giữa huyết áp và nhịp tim.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.