Tăng huyết áp khẩn cấp: Khi nào nó thực sự nguy hiểm?
Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến có nhiều biến chứng nguy hiểm, và hậu quả nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ dẫn tới tử vong cho người bệnh. Nó nguy hiểm như vậy nhưng các bạn đã biết gì về nó? Hãy cùng với Ngày đầu tiên tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp các bạn nhé.
Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, tiến triển và có thể có biến chứng nếu không được điều trị tốt. Trong một vài trường hợp, huyết áp có thể tăng đột ngột đến mức cấp tính (khoảng 180/120 mmHg hay cao hơn) và làm tổn thương nhiều cơ quan.
Giới y học gọi đây là cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) và người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu phù hợp. Thống kê cho thấy khoảng 1 – 7% số người mắc bệnh tăng huyết áp đứng trước nguy cơ bị cơn tăng huyết áp bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân của cơn tăng huyết áp bao gồm:
- Không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh tăng huyết áp
- Quên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp
- Phản ứng ngoài ý muốn giữa các loại thuốc
- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận
- Vỡ động mạch chủ
- Hội chứng tiền sản giật
Thực tế, cơn tăng huyết áp được chia thành 2 trường hợp: tăng huyết áp khẩn cấp (hypertensive urgency) và tăng huyếp áp cấp cứu (hypertensive emergency).
Vốn dĩ tăng huyết áp không có triệu chứng nhưng trong hai trường hợp kể trên, người bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng nhất định và cần phải được nhanh chóng cấp cứu phù hợp.
Tăng huyết áp khẩn cấp
Tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp của bạn đột ngột tăng lên 180/120 mmHg nhưng chẩn đoán cho thấy các cơ quan trong cơ thể chưa có dấu hiệu bị tổn thương. Người bị tăng huyết áp khẩn cấp thường có một số triệu chứng sau:
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Chảy máu mũi
- Bồn chồn, lo lắng
So với tăng huyết áp cấp cứu trường hợp này không đến mức đe dọa tính mạng và phương pháp chữa trị cũng không quá phức tạp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp nhằm giảm và ổn định mức huyết áp.
Các loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm mức huyết áp đi 25% trong vòng 24 tiếng.
Tăng huyết áp cấp cứu
Xem thêm bài viết khác:
Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi mức huyết áp vượt quá 180/120 mmHg và bắt đầu gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Người bị cơn tăng huyết áp cấp cứu sẽ có những triệu chứng rõ rệt như:
- Đau ngực dữ dội
- Đau đầu dữ dội đi kèm tình trạng hoa mắt, mất phương hướng
- Buồn nôn, ói mửa
- Liên tục lo lắng, bồn chồn
- Khó thở
- Động kinh, co giật
- Không phản ứng lại các kích thích bên ngoài
Khác với tăng huyết áp khẩn cấp, bác sĩ cần phải kiểm tra và xét nghiệm thêm để có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp tăng huyết áp cấp cứu.
Bác sỹ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết tiền sử bệnh cũng như loại thuốc đặc trị mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành xét nghiệm (khám mắt, chụp CT vùng đầu, xét nghiệm máu và nước tiểu) để đánh giá mức độ thương tổn của các cơ quan.
Đây là những bước vô cùng quan trọng vì chẩn đoán chính xác là tiền đề giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bệnh tăng huyết áp cấp cứu có thể rơi vào trạng thái đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Nói tóm lại, bạn không được tự điều trị tại nhà mà cần lập tức đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng cơn tăng huyết áp nêu trên. Hoặc nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa thì có thể liên hệ website: https://ngaydautien.vn để được hỗ trợ nhé.
Nguồn bài viết: https://ngaydautien.vn/tang-huyet-ap/114-tim-hieu-con-tang-huyet-ap
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, thamtusg.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.